Lời Kinh Thánh

Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: “Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?” Phi-e-rơ bảo rằng: “Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jêsus Christ chịu báp-têm, để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh . Công vụ 2:37-38

Wednesday, March 21, 2012

Nán Lại Và Lắng Nghe



img_sm5.jpgKhoảng 10 năm trước, một người bạn dàn xếp để tôi có một hẹn hò bất ngờ, với một chàng trai rất hăng hái, có tên là “Bob”. Sau buổi gặp gỡ đó, Bob rất kiên trì trong việc theo đuỗi tôi, anh gởi qua tặng, viết thơ, và hát những bài hát thu vào điện thoại, để bày tỏ tình cảm của anh. Mặc dầu đáp ứng của tôi không phải luôn luôn là tích cực, anh quyết tâm chiếm được tình cảm của tôi. Shakespeare chắc hẳn rất hài lòng về một sự theo đuỗi như thế.

Chữ đeo đuỗi có nghĩa là cố gắng chiếm được tình yêu của một người.
Dĩ nhiên sự đam mê của chàng trai của tôi lu mờ so với sự đam mê của Đấng yêu thương linh hồn của chúng ta, như khuôn mặt của Chúa rạng rỡ, vui mừng, giống như một chàng rể trẻ vui mừng khi Ngài thấy chúng ta đến với Ngài. Ngài theo đuỗi chúng ta với những bức thư sống động, bày tỏ tình yêu lớn lao của Ngài cho chúng ta.Và Ngài hát tặng chúng ta những bài hát đầy vui mừng và giải cứu. Chúng ta phải vui sướng và kinh ngạc khi được thương yêu theo đuỗi bởi Đức-Chúa-Trời của vũtrụ.
img_sm10.jpgDù vậy, tôi khám phá ra là tôi không làm tốt lắm khi được theo đuỗi. Tôi chẳng vui hưởng những món qùa của Đức-Chúa-Trời, nếm trải sự ngọt ngào của những lá thư của Ngài và chú ý đến những bài hát yêu thương mà Ngài rót vào linh hồn tôi. Tôi chỉ chú ý đến sự trình diễn của tôi và bản chất của tôi hướng về sự cứng cỏi, dẫn đến một sự bận rộn hổn độn. Sự ồn ào thường xuyên và hoạt động của cuộc đời tôi, khiến việc nán lại và lắng nghe là một việc khó khăn, khiến tôi trở nên một người rất dỡ khi được theo đuỗi. Mới đây tôi mới thực tập việc yên nghỉ để cho tấm lòng tôi được mềm mại, để đón nhận sự đeo đuỗi của Ngài.
Là những đứa con gái yêu qúi, nhưng bận rộn của Chúa, chúng ta cần học biết là linh hồn chúng ta cần được yên nghỉ. Để có thể đáp ứng được với sự theo đuỗi của Chúa, chúng ta phải sẳn lòng để từ bỏ sự bận rộn của chúng ta trong ít lâu. Một vị tổng giám mục người Pháp ở thế kỷ 17 có viết một cách rất thông sáng về nhu cầu cần được an nghỉ của chúng ta rất lâu trước khi những nơi để lái xe vào mua hàng hay những điện thoại cầm tay, khiến nền văn hóa của chúng ta thêm hỗn loạn. Khi nói đến những vấn đề hoàn tất những công việc cho Chúa, bạn sẽ thấy là những khát vọng cao cả, những cảm xúc hăng hái, sự lên chương trình cẩn thận và khả năng để bày tỏ chính mình một cách tốt đẹp không có giá trị nhiều. Điều quan trọng là sự đầu phục Chúa hoàn toàn.
Tôi còn rất ấu trĩ để hiểu được thế nào là sự đầu phục trọn vẹn, đặc biệt là sự đầu phục trong sự yên nghỉ. Nhưng tôi học để nhận biết là đôi lúc tôi cần nghỉ ngơi để tấm lòng tôi được Chúa đẹp lòng. Tôi cũng học được là có những thời kỳ tôi cần ngưng không hoạt động và chỉ buông mình vào vòng tay của Chúa.
Truyềnđạo 3 có chép rằng: “Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định, có kỳ ôm ấp, và có kỳ chẳng ôm ấp; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra”.
N.Y. H_TNPA chuyễn ngữ theo “Linger and listen” by Lisa Harper trích trong Journey February, 2012
2/8/2012